5 thành phần cơ bản giúp Website hoạt động
  • 18/10/2021
  • bitiadmin

5 thành phần cơ bản giúp Website hoạt động

Website là một khái niệm không mấy xa lạ với người dùng, vậy các bạn có bao giờ tự hỏi thành phần cơ bản giúp website hoạt động gồm những gì không? Bài viết này mình sẽ giúp bạn giải đáp những điều đó, hy vọng các kiến thức dưới đây sẽ hữu ích dành cho bạn.

I. 5 THÀNH PHẦN CƠ BẢN GIÚP WEBSITE HOẠT ĐỘNG

1. Web hosting

Đầu tiên, thành phần cơ bản giúp website hoạt động đó chính là web hostting:

Web hosting được biết đến như một máy chủ web, được kết nối và liên kết mạng máy tính mở rộng. Máy chủ web được thiết lập, cài đặt các chương trình để phục vụ ứng dụng web, là nơi chứa toàn bộ dữ liệu và giữ quyền quản lý.

thành phần cơ bản của website

 

Máy chủ cần có dung lượng lớn và tốc độ cao để có thể lưu trữ và vận hành tốt kho dữ liệu. Web server có thể lấy thông tin yêu cầu từ phía trình duyệt web và gửi phản hồi tới máy khách thông qua HTTP hoặc các giao thức khác.

Gợi ý những web hosting được sử dụng nhiều nhất hiện nay: Apache, LiteSpeed, Nginx, IIs…

Tham khảo thêm: Bật mí 5 loại dịch vụ web hosting dành người thiết kế website

2. Tên miền (domain)

Tên miền (hay còn gọi là domain) được hiểu nôm na như là địa chỉ nhà của bạn. Bạn không thể đăng ký trùng tên miền cho nhiều website. Một website thì có một tên miền duy nhất. (ví dụ: dienmayxanh.com)

thành phần cơ bản của website

Tham khảo thêm: 4 bước chọn tên miền website phù hợp

3. Cơ sở dữ liệu

– Bao gồm: Dữ liệu người dùng và dữ liệu website

+ Dữ liệu người dùng: Là những thông tin về người dùng chẳng hạn như: Tên đăng nhập, mật khẩu, nhật ký hoạt động,…

+ Dữ liệu website: là toàn bộ những thông tin, hình ảnh, bài viết, video…được lưu trữ trên web server

Trong thời đại ngày nay, dữ liệu là một trong những điều rất quan trọng, vì vậy nó cũng không thể thiếu trong các thành phần cơ bản giúp website hoạt động được.

4. Mã nguồn (source code)

Mã nguồn là một thuật ngữ trong chuyên ngành công nghệ được biết đến như một dãy các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó.

Mã nguồn của một chương trình máy tính là một tập các tệp có thể chuyển đổi được từ dạng con người có thể đọc sang dạng máy có thể thực hiện.

thành phần cơ bản của website

 

Mã nguồn chứa các nội dung, hình ảnh, chứa chức năng hiển thị lên cho người truy cập xem, đọc. Người lập trình web là những người viết ra các câu lệnh cho web, các câu lệnh có thể đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào chức năng và yêu cầu của website.

Để có thể hiển thị các nội dung có trong website cho người dùng là nhờ vào các câu lệnh này nhưng người dùng sẽ không thấy được các câu lệnh đó. Mà chỉ thấy được những nội dung do web server hiển thị trên website.

Qua mô tả có thể thấy được tầm quan trọng của mã nguồn như thế nào trong 6 thành phần cơ bản giúp website hoạt động

5. Giao diện người dùng

Một trong những thành phần cơ bản giúp website hoạt động chính là giao diện người dùng hay còn gọi là mặt tiền của website, nơi mà người dùng được nhìn thấy và tương tác, là nơi bố trí, sắp xếp các nội dung có trên website bao gồm: hình ảnh, các bài viết, màu sắc, kiểu chữ,…

Đằng sau giao diện hiển thị trên website là những đoạn mã hóa được viết bởi các lập trình viên dưới dạng ngôn ngữ HTML hoặc các ngôn ngữ khác.

II. CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT WEBSITE

Như bạn đã thấy, trong mô hình là cách thức hoạt động của một website, sau đây mình sẽ giải thích chi tiết mô hình:

Đầu tiên, mình giả sử người dùng truy cập website trên trình duyệt chrome
Người dùng sẽ nhập địa chỉ website (domain) vào thanh tìm kiếm, ở đây mình giả sử địa chỉ có tên là: https://biti.vn/

thành phần cơ bản của website

 

Tiếp đó, trình duyệt sẽ gửi domain đó đến DNS server (domain name system server). DNS server có nhiệm vụ phân giải domain thành địa chỉ IP của web server (ví dụ địa chỉ IP như: 210.216.522.142). Và địa chỉ IP này đã được đăng ký sẵn rồi, DNS server đã lưu sẵn, lúc cần thì lấy ra sử dụng thôi.

Sau khi có được địa chỉ IP, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu cần truy xuất thông tin đến web server (nơi lưu trữ thông tin website).

Thông qua địa chỉ IP, web server sẽ xuất các thông tin của website theo yêu cầu (web server sẽ gửi về các tập tin bao gồm HTML/CSS, các nội dung, hình ảnh, âm thanh cần thiết…).

Sau khi nhận được thông tin mà web server phản hồi, trình duyệt chrome sẽ hiện thành giao diện website mà ta cần truy cập, như bạn nhìn thấy trên hình.

Tạm kết:

Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết thành phần cơ bản giúp website hoạt động , hy vọng với nội dung mà BITI cung cấp sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về một website.

Tham khảo dịch vụ thiết kế website của BITI tại: thiết kế website